Hướng dẫn cách tính giảm trừ thai sản từ 1/7/2023 chuẩn xác 

Posted by

Cách tính giảm trừ thai sản giúp người lao động có thể nhận được tiền trợ cấp khi tham gia bảo hiểm xã hội hợp lý. Đây là một trong những mối quan tâm của các lao động nữ khi nghỉ thai sản nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập. Cho nên trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay trên website Tra cứu mã số thuế, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ cách tính tiền thai sản từ 1/7/2023. 

Tiền hỗ trợ thai sản là gì?

Cách tính giảm trừ thai sản dành cho lao động nữ trong quá trình khám thai và sinh con.
Cách tính giảm trừ thai sản dành cho lao động nữ trong quá trình khám thai và sinh con.

Tiền bỉm sữa thai sản 2023 hay tiền tã lót thai sản 2023 là trợ cấp thai sản theo chế độ trợ cấp vật chất cho lao động nữ trong quá trình mang thai và sinh con. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 trợ cấp thai sản là chế độ an sinh của nhà nước đối với lao động nữ được chi trả khi lao động nữ đáp ứng đủ các điều kiện. 

Những đối tượng được hưởng chế độ thai sản 

Tại quy định ở điều 30 luật Bảo hiểm xã hội các đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai là:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn đủ từ 3 đến 12 tháng. 
  • Đối tượng người người lao động dưới 15 tuổi có ký kết hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 đến 3 tháng. 
  • Cán bộ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã.

Quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai

Tại điều 32 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp người lao động nữ ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc mang thai có bệnh lý thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày mỗi lần khám thai.

Theo thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính theo ngày làm việc không kể ngày lễ Tết hay ngày nghỉ hàng tuần. 

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản 2023 theo quy định của luật BHXH

Cách tính giảm trừ thai sản theo công thức chung của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Cách tính giảm trừ thai sản theo công thức chung của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong cách tính tiền thai sản theo đúng quy định điều 32 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu lao động nữ chưa hoàn thành việc đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. 

Công thức tính tiền thai sản của mất hưởng theo ngày được tính bằng mức hưởng theo tháng chia cho 24 ngày. 

Mức hưởng = 100% (mức bình quân BHXH 6 tháng x số tháng nghỉ việc sinh con) + (2x lương cơ sở)

Đây là cách tính giảm trừ thai sản áp dụng cho các lao động nữ sinh con đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

Cách tính giảm trừ thai sản áp dụng cho từng trường hợp khác nhau sẽ có mức hưởng trợ cấp thai sản tương ứng.

  • Nếu lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhật con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở của lao động nữ trước khi sinh con.
  • Nếu lao động nữ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì người cha được trợ cấp một lần bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Ví dụ cách tính mức lương hỗ trợ giảm trừ thai sản

Lao động Nguyễn Thị Lài làm việc cho doanh nghiệp về dệt may đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 05 triệu đồng. Chị Lài nghỉ sinh 6 tháng và đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định được tính như sau:

Từ 1 tháng 7 năm 2023 mức lương cơ sở điều chỉnh là 1,8 triệu đồng/tháng/người. 

Cho nên tìm hưởng chế độ thai sản của chị Lài là: (5tr x 6 tháng) + (2x 1,8 tr) = 33,6 triệu đồng. 

Mức hưởng trợ cấp mỗi lần cho một con là 1,8 x 2 = 3,6 triệu đồng. 

Những thắc mắc xung quanh cách tính giảm trừ thai sản

Lao động nữ có nhiều thắc mắc khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản.
Lao động nữ có nhiều thắc mắc khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản.

Khi thực hiện cách tính giảm trừ thai sản thì người lao động sẽ có nhiều thắc mắc xung quanh các vấn đề về việc hưởng chế độ thai sản. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của người lao động nữ đó chính là:

Tiền thưởng chế độ thai sản có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Người lao động có thể yên tâm và không cần lo lắng khi hưởng chế độ thai sản hoàn toàn không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Bởi vì mức hỗ trợ cấp thai sản sẽ căn cứ vào mức đóng bảo hiểm xã hội và mức lương cơ sở tại thời điểm sinh.

Người lao động nữ có được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và cho bản thân hay không?

Trong thời gian nghỉ sinh con 6 tháng thì lao động nữ sẽ được nhận trợ cấp thai sản và vẫn được áp dụng tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người thuộc đủ 12 tháng trong năm căn cứ theo quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2014. 

Trình tự giải quyết chế độ thai sản khi khám thai gồm có bao nhiêu giai đoạn?

Theo luật BHXH năm 2014 thì người lao động nữ muốn được giải quyết chế độ thai sản khi đi khám thai phải trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc người lao động nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động. Bộ hồ sơ bao gồm giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội khi điều trị ngoại trú bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 
  • Giai đoạn 2 thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ của người lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại điều 100 luật bảo hiểm xã hội.
  • Giai đoạn 3 trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhập hồ sơ theo quy định của người sử dụng lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội được sẽ giải quyết và việc chi trả cho người lao động. Nếu hồ sơ xin giải quyết chế độ thai sản khi đi khám thai của người lao động chưa được giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Những khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế thu nhập cá nhân là gì?

Bên cạnh các khoản phụ cấp. trợ cấp và thu nhập từ tiền công tiền lương phải chịu thuế thu nhập cá nhân thì người lao động hưởng những trợ cấp phụ cấp sau không phải chịu thuế thu nhập cá nhân là:

  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Trợ cấp một lần sinh con hoặc nhận con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức hoặc phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
  • Trợ cấp suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí, tiền tuất hàng tháng.
  • Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội. 

Kết luận

Người lao động có thể áp dụng cách tính giảm trừ thai sản theo công thức đơn giản nhất được hướng dẫn trong bài viết này để có thể nhanh chóng hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra người lao động cũng có thể thực hiện tra cứu tiền bảo hiểm thai sản trực tuyến trên website của cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương hoặc trung ương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *